Bèn lên mạng tìm hiểu, vào vài trang web nhưng không trang nào giải thích rõ ràng tu hành là gì, trang nào cũng nói chung chung và mơ hồ khó hiểu.
Thôi hôm nay mình xin mạo muội giải thích về chữ tu hành là gì nhé.
Đây nói về chữ tu, trong các băng giảng thì nói tu là sửa chữa tật hư tánh xấu trở nên tốt. Hành là hành hạ pháp, mà pháp là gì, là thân ta, nếu thân không hành thì sao gọi là tu hành?
Cho nên ta muốn tu thì phải nhớ luôn luôn là hành hạ pháp. Người đời thì chỉ giỏi hành hạ vợ (hay chồng, con) còn người tu đạo thì giỏi hành hạ pháp 🙂
Mà muốn hành thì phải hạ, có hạ xuống (ngồi xuống) thì mới thấy pháp mà hành.
Chứ nếu bạn chỉ hành pháp mà pháp là thân, nếu chỉ hành thân như các tu sĩ bên Ấn Độ, phơi nắng phơi mưa hành xác thì chẳng đi đến đâu.
Lạy Phật |
Cho nên bạn phải hành: hạ, xuống nghĩa là cúi xuống thì mới thấy pháp mà hành.
Trong các hình ảnh về Phật hay hình tiểu thiên địa của người thường có hình xương sống hay hình con rồng nằm chúc đầu xuống dưới, nơi đầu rồng chầu là vùng hạ thừa mà hạ thừa là nơi ngự của âm ba hay ngọc hành.
Cho nên muốn tu hành thì bạn phải hành, hạ, pháp.
Mà hành là gì, hành là phần trên của viên ngọc, trong ngọc có tinh hay ngọc dịch, kinh dịch cũng đồng nghĩa. Gọi là lửa dục, đây là gốc của sinh tử, tham sân si thất tình lục dục, địa ngục cũng là nó mà ra.
Nếu không có pháp tu thì bạn không biết phải giải quyết cái tinh dịch đó như thế nào bắt buộc phải hướng hạ, đi về đời sinh con đẻ cái.
Còn muốn tu thì phải có phương pháp để chuyển hóa cái luồng sinh khí "hỏa khí, hỏa hầu" đó đi lên, đánh thức con rồng đang ngủ say từ kiếp này qua kiếp khác, con người sẽ trẻ khỏe đẹp xinh, gọi là trường sinh bất lão.
Khi đã rõ điều này rồi thì bạn sẽ hiểu vì sao các vị tu hành, không bao giờ dám có vợ chồng vì sợ mất tinh.
Cho nên vị danh y Tuệ Tĩnh của Việt Nam ta là Hải Thượng Lãn Ông đã đúc kết ra hai câu thơ nổi tiếng và cũng là khẩu quyết về tu đạo:
Bế tinh dưỡng khí tồn thần
Thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình
Nam Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét