Đánh chuông gõ mõ là gì

Thường thì khi lên chùa bạn thấy các sư tăng thường hay gõ mõ đánh chuông hay các hình ảnh vẽ chú tiểu, sư tăng gõ mõ vậy bạn có hiểu gõ mõ là gì không?

Bèn lên mạng tìm hiểu xem gõ mõ là gì vào một loạt các trang web về phật giáo thấy toàn giải thích chung chung theo lý thuyết photocopy của nhau, mà vẫn không hiểu gõ mõ là gì?!

Thôi hôm nay mình mạn phép tự giải thích cái từ gõ mõ này nhé.

Bây giờ bạn phải đặt câu hỏi là vì sao tu hành lại phải gõ mõ đánh chuông?
Vì sao cứ vào tụng kinh niệm Phật phải gõ mõ? Mà khi gõ mõ lại cứ nhè cái đỉnh mõ mà gõ? Mà sao không gõ ở chỗ khác?

Có phải càng gõ mõ nhiều thì tụng kinh niệm Phật mới tốt, mới có kết quả?

Điều này có vẻ đúng nhưng cũng không đúng!

Bởi vì mình đã có giải thích ở các bài viết trước là những hình ảnh đó đều là ẩn ý, mật mã đó bạn, tưởng vậy mà không phải vậy.
Đánh chuông gõ mõ là gì
Bóng bay
Cho nên bạn muốn hiểu được điều đó thì phải thực hành theo vô vi thì mới mong biết được.

Pháp lý vô vi khi thực hành trong 06 tháng đầu gồm có: nguyện, soi hồn chiếu minh và niệm phật.

Trong đó phần soi hồn thì dùng 3 ngón tay chận 3 huyệt trên đầu, và ngón tay cái thì chận lỗ tai.

Trong kinh sách nói trên thế gian này chưa có một pháp môn nào thực hành cái pháp soi hồn này, chỉ dùng có 3 ngón tay thôi mà mở khóa được bộ đầu, nó giống như muốn mở được ổ khóa bí mật thì phải có 3 chìa khóa mà mỗi người giữ một chìa ở 3 nơi trên thế giới.

Và tai là hình bóng của chuông trống.

Mà bình thường nếu bạn dùng bàn tay úp chặt một tai và lấy ngón tay gõ thì nghe tiếng lùng bùng như đánh trống.

Và ngón tay cái khi mới đầu chận lỗ tai thì nghe tiếng ồ ồ như chuông ngân.

Thực hành một thời gian sau thì đầu rất đau, đó là xương đầu sắp mở giống như nụ hoa nở thành bông hoa.

Tới lúc đó thì tự nhiên bạn sẽ hiểu đánh chuông gõ mõ là gì.
Nam Hoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét